Ngậm ngùi vì chỉ còn vài chục giờ đồng hồ nữa là sang năm mới nhưng vẫn không thấy bóng dáng con dâu và cháu nội về, bác Lan (Quảng Trị) cho biết: “Năm ngoái thì chị ấy bảo không lấy được vé Tàu, đi ô tô bị say; năm kia thì bảo chị ấy bảo con nhỏ thân gái dặm trường… nên không về ăn Tết. Còn năm nay cũng chưa thấy thông tin gì cả”.
Theo lời bác Lan kể thì chị Ngọc kết hôn với anh Lâm – con trai trưởng của bác, được 3 năm. Quá trình tìm hiểu yêu đương của anh chị thì bác không hiểu cặn kẽ thế nào. Bác chỉ biết rằng trước khi dẫn chị về ra mắt để tính chuyện cưới xin, anh Lâm chỉ thông báo với bố mẹ rằng “cô ấy là người Hà Nội, sau khi cưới chúng con sẽ ở lại Hà Nội làm việc”. Chính vì thế mà chị Ngọc gần như không phải trải qua cuộc sống “làm dâu”. Kể từ ngày chị khăn gói dời nhà chồng sau đêm tân hôn đến nay, chị Ngọc chỉ gặp và tiếp xúc với gia đình nhà chồng không quá 2 lần. Trong đó, lần đầu tiên chính là ngày chị được đón rước về nhà chồng với vai trò nàng dâu mới. Và lần thứ 2 là ngày bố chồng chị mất, chị không thể không về.
“Lấy vợ được gần một năm thì thằng Lâm sang Nhật làm việc theo lời mời của một công ty điện tử nào đó. Khi ấy cái Ngọc vừa sinh con được chừng vài tháng. Trước khi đi không hiểu hai vợ chồng bàn bạc thế nào mà chị ấy dọn về nhà đẻ ở. Nàng dâu sinh con xong, ở cữ tại nhà ngoại nên tôi có muốn cũng cũng không tiện bề ra ở nhà thông gia để chăm sóc lâu dài. Vì thế tôi chỉ ra thăm rồi lại về luôn. Và kể từ ngày ấy, chồng đi nước ngoài được 3 năm thì cũng chừng ấy năm chị ấy sống ở nhà đẻ, ăn Tết nhà đẻ như thời còn chưa lấy chồng. Ngày thường không về đã đành vì còn bận công việc nhưng đến ngày Tết chị ấy cũng kiếm cớ để “biệt tăm”, nói không với chuyện ăn Tết ở quê chồng” – bác Lan kể.
Năm nào chị cũng có lý do để không phải về quê chồng ăn Tết (Ảnh minh họa)
Rồi bác Lan kể, mấy năm trước khi không thấy con dâu đưa cháu nội về quê ăn Tết, bác có gọi điện giục giã thì chị Ngọc luôn đưa ra những lý do như: xa xôi, có con nhỏ; vé tàu không mua được; thằng cu ốm… để không ăn Tết ở quê chồng. “ Ông nhà tôi thì đã mất. Nhà có hai mụn con, đứa con gái lấy chồng thì cũng chỉ bớt chút thời gian để về thăm mẹ. Còn cô con dâu thì lúc nào cũng có lý do. Không biết những lý do chị ấy đưa ra có bao nhiêu phần trăm là sự thật nhưng là mẹ chồng, là bà nội, lâu ngày không được gặp con gặp cháu, ngay cả dịp Tết cũng không được sum vầy thì tôi thật sự buồn lòng. Nhà người ta thì nườm nượp người ra vào, tiếng cười đùa rộn vang còn nhà mình ngày Tết chỉ có tiếng thở dài và ánh mắt ngóng trông mỏi mòn” – bác Lan buồn rầu chia sẻ.
Những ngày giáp Tết, không khí trong nhà bác Lan vẫn lặng ngắt chỉ một mình bác đi ra đi vào, thi thoảng lại ngóng vào chiếc điện thoại để bàn. Con gái bác Lan lấy chồng cách nhà chừng 20 km chỉ tranh thủ tạt qua nhà sắm sửa cho mẹ một vài thứ. Bác Lan cười buồn khi nghe hỏi anh Lâm có biết việc chị Ngọc không về quê thăm cũng như không ăn Tết cùng mẹ chồng mấy năm nay không. “Vợ chồng nó sống xa nhau cũng đủ áp lực rồi nên tôi cũng tránh không muốn nói đến việc đó. Nhỡ đâu nói ra lại xảy ra cãi vã, rạn nứt thì khác nào mình phá vỡ hạnh phúc của con” – bác Lan cho hay.
Cũng chung tâm trạng phiền lòng nhưng không dám than vãn như bác Lan là bác Trâm (Hà Nội). Bác Trâm kể, vợ chồng bác kết hôn muộn nên mãi năm 37 tuổi bác mới sinh được anh Vinh. Nuôi con lớn, mong con trưởng thành từng ngày nhưng đến khi anh đủ lông đủ cánh thì anh Vinh lại vào Sài Gòn lập nghiệp rồi ở luôn trong đó. Sống xa con quanh năm chỉ mong đến kì nghỉ lễ, Tết để con về nhà sum họp nhưng mong muốn của bác chưa bao giờ được trọn vẹn. Khi còn độc thân, ngày trở về Bắc thì anh Vinh cũng phải gặp gỡ, bù khú với bạn bè. Sau đó luẩn quẩn ở bên gia đình được một hai hôm rồi lại đi. Sau đó, anh kết hôn với một cô gái miền Nam, cũng là con một trong gia đình. Do đó việc đi về thăm viếng cha mẹ càng thêm thưa.
Kể từ ngày con trai lấy vợ, gia đình bác Trâm chưa bao giờ được đoàn tụ đông đủ vào ngày Tết. Bác cho biết: “Hai vợ chồng nó bảo rằng vì hai bên gia đình đều chỉ có mỗi một đứa con nên dịp Tết phải chia nhau ra để hai bên cùng vui. Con của nhà nào thì ở nhà ấy. Thế là năm nào cũng như năm nào, tầm 20 Tết nó đưa vợ ra được một ngày rồi lại bay vào trong đó. Chưa năm nào gia đình tôi được ăn Tết đoàn viên, có đầy đủ con cháu. Có những năm, vì không muốn vợ chồng nó xa nhau khi Tết đến xuân về nên hai ông bà lão chúng tôi bảo nó ở luôn trong đó. Thành ra chuyện năm nào vợ chồng tôi cũng nhận được lời chúc Tết của con dâu qua điện thoại đã thành lệ” – bác Trâm nghẹn giọng chia sẻ.
Bạn có thể xem thêm:
- Những trị nám da đơn giản mà hiệu quả 2016
- Những chỗ trị nám da ở đâu 2016
- Thẩm mỹ viện trị nám da hết bao nhiêu tiền 2016
0 nhận xét :
Đăng nhận xét